Friday 9 July 2010

Bài Học: "Vui Mừng Trong Sự Thử Thách"

  Bài học "vui mừng trong sự thử thách" tối thứ Tư (7/7/2010) nhóm Gab được học với anh Ngọc Duy, hôm nay bạn Trúc Hiền chia sẻ lại với các thành viên còn lại của nhóm Gab hôm bữa không đi để cùng được học nha.
  Việc đầu tiên là đọc Kinh Thánh: Giacơ 1:1-4 (mỗi bạn nên đọc ít nhất là ba lần.)
  Bây giờ mình cùng đọc và trả lời một số câu hỏi để làm rõ vấn đề: "Tại sao lại vui mừng trong sự thử thách?" (Ở đây Trúc Hiền nêu ra một số câu trả lời được đưa ra hôm tối thứ Tư, nhưng Trúc Hiền cũng mong mỗi bạn hãy tự trả lời từng câu hỏi để nhận biết Chúa đang thử thách và ban cho bạn những điều gì.)
  1.1 Giacơ xưng mình là tôi tớ Chúa Jêsus, điều đó có nghĩa gì?
  • Giacơ tỏ ra sự khiêm nhường vì Giacơ viết sách Giacơ là em Chúa Jêsus. Ông xưng mình là tôi tớ Chúa để cho thấy ông không cậy quyền là em Chúa Jêsus khi ông viết sách này.
  • Giacơ xưng mình là tôi tớ Chúa Jêsus để khẳng định ông phải hết lòng vâng phục và làm theo mọi điều Chúa Jêsus dạy dỗ như thái độ phục tùng và tuân theo mệnh lệnh của chủ (tuân theo một cách trọn vẹn và không có bất kì sự chống đối nào).

  1.2 Bạn có quan hệ như thế nào với Chúa Jêsus?
  • Có 3 mối quan hệ giữa bạn và Chúa:

- Con cái: được Chúa chăm sóc và ban cho quyền làm con cái Chúa.
- Bạn hữu: trò chuyện, tâm giao với Chúa.
- Đầy tớ: thực hiện các điều răn, các mạng lệnh của Chúa, trung tín hết lòng, trung tín cho đến chết.
1.3 Mười hai chi phái bị tản lạc được nói đến là ai? Vì sao bị tản lạc?
  • Là những người Do Thái tin Chúa
  • Bị tản lạc vì hai nguyên nhân:

- Trước khi Chúa Jêsus đến, người Do Thái bị lưu đày, tản lạc khắp các nước trên thế giới.
- Khi Chúa Jêsus đến thế gian làm con người, người Do Thái bị bắt bớ của người La Mã và đạo Đấng Christ.
1.4 Lời chúc bình an cho những người ấy có ý nghĩa như thế nào?
  • Có niềm tin nơi Chúa để Chúa cất đi sự lo lắng cho họ và ban cho họ sự bình an.

2. Người thuộc về Chúa sẽ gặp những thử thách như thế nào (Giacơ 1:1-2), sự thử thách sẽ đưa đến những kết quả gì?
  • Người thuộc về Chúa sẽ gặp sự thử thách trăm bề.
  • Sự thử thách sẽ thoạt đến thoạt đi, đến bất ngờ nhưng không phải ập đến quá nặng nề, quá sức chịu đựng của con người. Mức độ thử thách sẽ từ thấp dần đến cao hơn.
  • Sự thử thách sẽ đưa đến sự nhịn nhục.
  • Do đó phải chịu sự thử thách và rèn luyện từ những điều nhỏ nhặt nhất. Và dần dần sự rèn luyện sẽ được nâng cao hơn.

3. Tại sao lại vui mừng khi gặp sự thử thách đức tin?
  • Khi gặp thử thách con người bộc lộ bản chất thật bên trong là sự xấu xa, nóng giận, độc ác, cãi lẫy, ích kỉ, tham lam... Sau mỗi thử thách Chúa cho con cái Chúa nhận biết được sự khiếm khuyết và sự kém cỏi về đức tin. Nhớ đó, con cái Chúa biết cậy nhờ lời Chúa.
  • Qua mỗi thử thách, nếu mỗi người biết dùng tấm lòng mềm mại để đến Chúa, cậy nhờ Chúa thì bạn sẽ biết rằng Chúa không bỏ con cái Chúa khi hoạn nạn, đớn đau, Chúa luôn chăm sóc và rịt lành vết thương cho bạn. Nhưng một điều mỗi người phải làm là mở lòng để đón nhận sự thử thách, sự sửa trị và tình yêu thương của Chúa.

4.1 Sự nhịn nhục phải làm cho trọn việc của nó nghĩa là gì?
  • Sự nhịn nhục được đề cập đến ở đây gồm 2 vấn đề:

- Nhịn nhục, nhường nhịn. (Ví dụ khi ai gây sự, chửi bới hay bắt bớ bạn...)
- Kiên nhẫn, chịu đựng. (Ví dụ: về tiền bạc, sức khỏe, gia đình...)
  • Sự nhịn nhục phải làm cho trọn việc của nó là bạn phải rèn luyện để có sự nhịn nhục, sự bình tĩnh, kiên nhẫn trong mọi vấn đề, làm cho trọn chứ không nửa vời.

4.2 Thường thì bạn nhịn nhục ở mức độ nào?
  • Câu này T.H dành riêng cho mỗi bạn tự suy nghĩ và trả lời. Hãy suy xét về bản thân để biết được bạn rèn luyện sự nhịn của mình đến mức độ nào rồi.

4.3 Làm thế nào để nhịn nhục một cách trọn vẹn?
  • Phải cậy nhờ nơi Chúa.
  • Rèn luyện từ thử thách nhỏ nhặt nhất.
  • Còn theo T.H thì dựa vào các điều sau:

- Về bông trái Thánh Linh mình có thể đạt được khi mình vượt qua thử thách.
- Về các hình phạt của Chúa khi mình vấp phạm.
- Luôn phải suy nghĩ những điều mình làm sẽ làm cho Chúa vui lòng hay buồn lòng.
5.1 phải làm gì khi đối diện với những thử thách trong cuộc sống?
  • Phải cầu nguyện, biết trông cậy, giao phó mọi chuyện trong bàn tay năng quyền của Chúa.
  • Phải đối diện vấn đề một cách bình tĩnh, nên có cái nhìn tích cực một chút.

5.2 Hiểu biết như thế nào về Đức Chúa Trời qua sự thử thách?
  • Chúa không bỏ rơi con cái Chúa.
  • Chúa chở che, nhắc nhở, dạy dỗ qua sự thử thách.
  • Chúa là Đấng Yên Ủi, rịt lành vết thương, đặc biệt là vết thương lòng, điều mà con người không làm được.

  Bài học tới đây là hết rồi. T.H viết bài này chỉ mong giúp các bạn thấy được sự vui mừng, những điều tốt đẹp Chúa dành cho mỗi bạn sau mỗi thử thách. Nếu có gì thắc mắc về bài học, các bạn có thể post comment, T.H và các anh chị nhóm trưởng sẽ có gắng giúp đỡ các bạn.

3 comments:

  1. Anh Linh ơi, nếu có thời gian anh coi lại dùm em bài này coi có chỗ nào sai sót hay em hiểu sai thì anh chỉnh lại dùm em nha. Thanks anh nhiều

    ReplyDelete
  2. Cám ơn Trúc Hiền post bài này lên Blog. Mục đích của bài post chắc nhằm giúp những thành viên ở xa hoặc vắng mặt có thể theo dõi nội dung chương trình.
    Để chia sẻ, anh chỉ có chút ý kiến sau:
    1. Nếu được, bài chứa hình ảnh có lẽ trông sinh động hơn (dù rằng không nhất thiết cứ phải có hình ảnh mới sinh động).
    2. Ý kiến cá nhân anh về nội dung bài học tối thứ Tư 07/07/10 như sau: chữ "nhịn nhục" chắc được Giacơ dùng để nhấn mạnh ý nghĩa "kiên nhẫn, bền bỉ trong đức tin - chịu đựng thử thách" hơn là "nhường nhịn khi bị sỉ vả mắng nhiếc". Hai chữ này bản tiếng Anh đều có thể dùng "patience", nhưng theo ngữ cảnh Giacơ đề cập thì phân đoạn trên nói đến thử thách đức tin mọi bề (nhường nhịn chỉ là một phần được bao gồm trong các thử thách đó), vậy dịch là "kiên nhẫn" trong cơn thử thách sẽ khiến ý đoạn này đi về trọng tâm hơn, dễ nhớ hơn. (Có thể đối chiếu với cách dịch của văn bản Công Giáo như sau: "...Vì như anh em biết : đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn..."; hoặc văn bản Diễn Ý: "...vì đường đức tin của anh em có chông gai hiểm trở, nghị lực mới có cơ phát triển..." v.v...).
    Nói vậy không có nghĩa bài học tối thứ Tư là sai nhưng khi giải nghĩa từ ngữ với người khác, anh sẽ đi vào trọng tâm là "kiên nhẫn" hơn là "nhịn nhục - nhường nhịn", vì như thế sẽ chính xác và thể hiện tính tổng quát hơn của lời khuyên từ Giacơ. ("nhường nhịn - theo nghĩa bị sỉ vả mắng nhiếc" là một nghĩa phụ hoặc chỉ nên được dùng với mục tiêu mở rộng lúc đi vào chi tiết của bài giảng - chứ không phải là trọng tâm được đưa lên đầu của phân đoạn)... Vài ý cứng nhắc như vậy, cũng là từ nghiên cứu và nhận định cá nhân - có thể đúng, có thể sai nhưng để dùng cho mọi người tham khảo.

    ReplyDelete
  3. Trong trường hợp thành viên tích cực của Gabriel chưa kịp hoặc không thể post bài học lên Blog, bạn có thể vào mục Kế Hoạch Nhóm để xem. Tại đây The Windwolf và Onestar thường xuyên post nhật ký Gabriel và các phần tóm lược ngắn gọn của bài học hằng tuần.

    ReplyDelete

Chú Ý: Chỉ có thành viên Blog mới được quyền Comment, bạn cần đăng ký trước đã. Comment sau khi đã post thì không chỉnh sửa được, do đó nếu có sai sót hoặc chứa nội dung không tốt, Admin chỉ có thể xóa bỏ hoàn toàn. Cẩn thận nhé bạn.

Note: only a member of this blog may post a comment.